Ban_ghe_phong_khach_691

Số 5 phố Hà Trung

Chuyên đóng mới, sửa chữa và giặt khô ,giặt thảm sàn, Bọc ghế cho, hội trường, văn phòng, quán café, karaoke...Với những loại chất liệu giả da- da thật- nỉ - vải- nệm – simili của Indo, Thái Lan, Hàn Quốc... đảm bảo uy tín, thời trang. Cơ sở chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Dòng “sông ngầm” khổng lồ mà các nhà khoa học Brazil đã phát hiện thấy bên dưới rừng Amazon tuần trước, không phải là sông đúng nghĩa thông thường, các nhà khoa học vừa xác minh lại.

cong_truong

- Con sông Rào Trổ chảy qua 3 xã miền thượng Kỳ Lâm, Kỳ Lạc, Kỳ Thượng thuộc huyện Kỳ Anh có chiều dài khoảng 10km. Nhưng hàng ngày các loại máy đào cùng với nhiều xe trọng tải lớn ngang nhiên khai thác, vận chuyển cát ra khỏi địa bàn để tiêu thụ

Trên đường 22 thuộc các xã miền thượng Kỳ Anh, đâu đâu cũng bắt gặp nhiều xe ô tô trọng tải lớn nối đuôi nhau vận chuyển cát dọc trên đường.

Với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu đôla Mỹ, nhà máy ép dầu Bunge Việt Nam được thiết kế với công suất tiêu thụ 1 triệu tấn hạt đậu nành/năm, sẵn sàng cung ứng cho thị trường Việt Nam khoảng 200 ngàn tấn dầu đậu nành hàng năm.

Cục Trưởng Cục Chăn Nuôi Ông Hoàng Kim Giao cho biết :Những năm qua, ngành chăn nuôi Việt Namđạt được những thành tích đáng khích lệ, thành tích đóthể hiện qua: chất lượng giống và kỹ thuật chăn nuôi đã từng bước được cải thiện; phương thức chăn nuôi trang trại, hàng hoá đã hình thành và có xu hướng ngày càng phát triển; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phát triển nhanhvà thực sự đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi. Giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp ngày càng cao và hiện nay chiếm trên 27-28% tổng giá trị trong nông nghiệp. Khô dầu đậu nành là nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp sản xuất TACN.

Đây là một căn nhà ống tiêu biểu của đô thị Việt Nam nhưng thay vì được thiết kế khép kín như thường thấy, căn nhà hoàn toàn "mở tung" với tiêu chí thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng.

Đợt hạn hán nghiêm trọng nhất dọc sông Dương Tử trong hơn nửa thế kỷ qua tiếp tục lan rộng ở miền trung và miền nam Trung Quốc, tác động tiêu cực tới đời sống của khoảng 34 triệu người.

> Đập Tam hiệp gây hậu quả

Một nông dân Trung Quốc ngồi trong mảnh ruộng khô cằn vì hạn hán tại tỉnh Hồ Bắc vào ngày 30/5. Ảnh: Xinhua.
Đất trong khu bảo tồn hươu tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc nứt nẻ vì hạn hán vào ngày 30/5. Ảnh: Xinhua.

Bộ Nội vụ Trung Quốc cho biết, lượng nước mưa từ tháng 1 tới tháng 4 ở vùng châu thổ sông Dương Tử, dòng sông dài nhất và có tầm quan trọng nhất về mặt kinh tế đối với Trung Quốc, chỉ đạt khoảng 40% so với mức trung bình trong 50 năm qua. Giới chức đã yêu cầu ban quản lý đập Tam Hiệp - đập lớn nhất thế giới trên dòng sông Dương Tử - xả thêm nước để khắc phục hậu quả hạn hán ở hạ nguồn, AFP đưa tin.

Chính phủ Trung Quốc xác nhận hạn hán tác động xấu tới đời sống của khoảng 34 triệu người.

Theo Xinhua, tình trạng mực nước sông và hồ giảm, phương tiện vận tải thủy không thể lưu thông, nông dân không có nước để tưới tiêu đồng ruộng đang diễn ra tại hàng loạt tỉnh và thành phố như Hồ Nam, Hồ Bắc, An Huy, Giang Tây, Thượng Hải.

Đối với tỉnh Hồ Nam - nơi được mệnh danh là "vùng đất của lúa và cá" - đây là đợt hạn hán khốc liệt nhất trong gần một thế kỷ. Lượng mưa mà tỉnh nhận được tính tới ngày 30/5 đạt mức thấp nhất kể từ năm 1910. Giới chức tỉnh thông báo đời sống của khoảng 1,1 triệu người dân đảo lộn vì thiếu nước. 157 thị trấn và thành phố trong tỉnh thiếu nước sinh hoạt.

"Điểm đặc biệt của đợt hạn hán này là nó diễn ra quá lâu. Ngành trồng trọt và chăn nuôi đang hứng chịu tổn thất nghiêm trọng", Bộ Nội vụ Trung Quốc thông báo.

Từng được tán dương là "Vạn Lý Trường Thành của thế kỷ mới", giờ đây đập Tam Hiệp đang trở thành nỗi lo của chính phủ Trung Quốc sau bốn năm vận hành. Mới đây Bắc Kinh thừa nhận đập Tam Hiệp gây nên nhiều vấn đề tiêu cực như cản trở hoạt động tưới tiêu và cung cấp nước, gây hạn hán nghiêm trọng ở 8 tỉnh thuộc lưu vực sông. Giới chuyên gia cho rằng đập Tam Hiệp cản trở dòng chảy, khiến nguồn cung cấp nước tới lưu vực của đập Tam Hiệp giảm mạnh.

Đập Tam Hiệp được xây dựng từ năm 1993 để chặn sông Dương Tử, con sông có độ dài lớn thứ ba trên thế giới tại Tam Đẩu Bình, huyện Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc. Đây là đập thủy điện lớn nhất hành tinh và chi phí xây dựng nó có thể lên tới 40 tỉ USD. Đập Tam Hiệp bắt đầu sản xuất điện từ năm 2008.

Minh Long

Để quản lý hiệu quả vùng bờ biển chạy dài qua nhiều tỉnh miền Tây Nam bộ trước tình trạng biến đổi khí hậu, Chính phủ Đức và Australia đã cam kết tài trợ hàng chục triệu đô la.

Ngày 3/6, tại TP Rạch Giá (Kiên Giang), Tổ chức phát triển Quốc tế Đức (GIZ) cùng UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ công bố chương trình biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển. Trong thời gian này tại TP Rạch Giá còn diễn ra hội thảo biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên ven biển từ những giải pháp thực tiển của tỉnh Kiên Giang.

Thông tin từ cuộc hội thảo này cho thấy Kiên Giang có bờ biển dài nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 205 km. Dọc theo bờ biển này có trên 5.000 ha rừng ngập mặn hình thành một dãy hành lang xanh mỏng với thảm thực vật chịu mặn.

Tự sự hỗ trợ của Chính phủ Đức và Úc, hệ thống đê và tài nguyên ven biển ở Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang… sẽ được bảo vệ trước sự biển đổi khí hậu. Ảnh: Thiên Phước
Tự sự hỗ trợ của Đức và Australia, hệ thống đê và tài nguyên ven biển ở Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang… sẽ được bảo vệ trước sự biển đổi khí hậu. Ảnh: Thiên Phước

Hiện nhiều nơi trong tỉnh Kiên Giang các đai rừng ngập mặn đang bị xói lở lộ ra nhiều thân đê. Từ đó mà nước biển đã đánh thủng làm lở hoặc vỡ đê dẫn đến tình trạng nước biển xâm nhập vào vùng sản xuất nông nghiệp bên trong. Qua khảo sát cho thấy có nhiều nơi biển đã “ngoạm” mất 5-10m rừng ngập mặn. Khi đê biển không có lớp thực vật bảo vệ, chúng bị sạt lở nghiêm trọng và trong nhiều trường hợp đê biển đã bị nước biển cuốn trôi.

Để quản lý hiệu quả vùng bờ biển và tài nguyên rừng ngập mặn là rất cần thiết nhằm xem xét các vấn đề đe dọa trực tiếp đến rừng ngập mặn. Những tác nhân này đã làm giảm khả năng phòng hộ của rừng ngập mặn đối với quá trình xói lở bờ biển.

Chính phủ Australia đã quyết định đóng góp trên 24 triệu USD vào chương biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển cho các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và An Giang. Chính phủ Đức cam kết tài trợ trên 14 triệu USD cho việc hợp tác kỹ thuật đồng thời tài trợ 25,3 triệu USD để hợp tác tài chính cho chương trình phục hồi đê biển thực thi bởi Ngân hàng tái thiết Đức từ nay kéo dài đến tháng 6/2016.

Thiên Phước

5.251 thành phố, thị trấn, 135 quốc gia và lãnh thổ trên khắp thế giới tham gia, thông điệp được truyền tải tới 1,8 tỷ người... là những con số và kỷ lục của chương trình giờ trái đất 2011.

Với thông điệp "Tắt đèn 60 phút, hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu", nhiều nhà lãnh đạo các quốc gia còn đưa ra những cam kết chiến lược để chung tay bảo vệ môi trường.

Chính phủ Nepal cam kết ngăn chặn hoàn toàn nạn phá rừng tại dãy núi Churiya có diện tích 23.000 km2. Từ Sydney, Chính phủ Australia cam kết xây dựng thêm 6 làn đường riêng dành cho xe đạp, lắp đèn LED tại các công viên, đường phố. Thành phố Thẩm Dương, Trung Quốc dành 38.000 ha đất để trồng rừng…

Tại Việt Nam, 30 thành phố, thị trấn, hàng nghìn doanh nghiệp, hàng trăm tổ chức với hàng chục nghìn tình nguyện viên cùng hàng triệu người cũng nhận được thông điệp Giờ trái đất.

Giới trẻ VN nồng nhiệt cổ vũ và đóng góp cho chiến dịch Giờ Trái đất. Nguồn: WWF Việt Nam

Giờ trái đất là một sự kiện quốc tế thường niên nhằm kêu gọi hành động tự nguyện tắt những thiết bị điện không cần thiết trong một giờ và được tiếp nối bằng những hành động hướng tới môi trường và trái đất. Sự kiện này cũng nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng, giảm thiểu lượng khí thải dioxit carbon gây ra hiệu ứng nhà kính và thức tỉnh ý thức quan tâm bảo vệ môi trường.

Tại nước ta, Công ty LG Electronics Việt Nam, đơn vị song hành tài trợ Giờ Trái đất trong 3 năm vừa qua, đã phối hợp thực hiện chương trình “Tắt đèn bật ý tưởng”. LG cũng đồng thời là nhà tài trợ cuộc thi thiết kế hình in trên áo phông nhằm hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2011 và đã trao giải cho 12 tác phẩm xuất sắc.

(Nguồn: LG