Doanh nghiệp phải tiết kiệm để vượt qua khó khăn khi giá điện tăng

Mặc dù đã biết trước thông tin giá điện sẽ tăng thêm 5% vào ngày 1.8, nhưng nhiều doanh nghiệp sản xuất vẫn tỏ ra lo lắng bởi giá điện tăng trong bối cảnh kinh tế chung đang hết sức khó khăn, thị trường bị thu hẹp.

Nhiều doanh nghiệp cho hay trong bối cảnh hiện nay chỉ có cách cố gắng tiết kiệm chi phí sản xuất, tích cực tìm kiếm thị trường để vượt qua khó khăn.

Sau khi có thông tin giá điện tăng từ 1.8, Công ty cổ phần hải sản Sài Gòn đã tính toán lại chi phí đầu vào chịu sự tác động của giá điện tăng.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Tổng giám đốc Công ty cổ phần hải sản Sài Gòn, cho hay với việc giá điện chiếm 20% chi phí đầu vào sản xuất thì khi giá tăng, một năm công ty sẽ mất thêm khoảng 1 tỉ đồng.


Hàng sản xuất ra không tiêu thụ được buộc nhiều nhà máy xi măng phải cắt giảm sản xuất - Ảnh: Trung Hiếu

“Sản xuất, chế biến thủy sản tốn rất nhiều điện, đặc biệt là khâu bảo quản, kho lạnh. Theo ông Hòa, giá điện tăng sẽ tạo áp lực cho doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều điện. Chưa kể trong bối cảnh hiện nay, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp gây khó cho doanh nghiệp thủy sản trong việc tìm kiếm đầu ra.

Ông Hòa nói: “Nhiều doanh nghiệp cân đối không đủ thu chi phải chịu lỗ, thậm chí phá sản. Công ty chỉ có biện pháp là cắt giảm và tiết kiệm mọi chi phí để vượt qua khó khăn thôi”.

Được liệt vào đối tượng doanh nghiệp sử dụng nhiều điện nên các doanh nghiệp sản xuất thép đón nhận thông tin giá điện tăng không mấy vui vẻ.

Ông Đinh Huy Tam, Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam, cho biết thị trường bất động sản đóng băng đã đẩy doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó có sản xuất thép vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Nay thêm giá điện tăng khiến doanh nghiệp càng khó khăn hơn.

“Tồn kho của doanh nghiệp hiện rất lớn. Nhiều doanh nghiệp hầu như không có lãi bởi phải giảm giá bán, thậm chí nhiều doanh nghiệp chịu lỗ. Nay giá điện tăng nữa, doanh nghiệp khó sống quá”, ông Thiện nói.

Ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam Nhập
“Chi phí đầu vào liên tục tăng trong khi giá bán không tăng, thậm chí còn phải giảm giá khiến các doanh nghiệp thép khó khăn đủ đường”, ông Tam nói.

Ước tính của ông Tam, hiện điện chiếm 6% chi phí đầu vào sản xuất phôi thép, chiếm 1% chi phí sản xuất thép cán.

Ông Tam nói: “Điểm đáng ghi nhận của việc tăng giá điện lần này là Nhà nước áp dụng mức tăng chung chứ không phân biệt ngành thép và xi măng để tăng nhiều tăng ít như ý kiến trước đây. Còn doanh nghiệp cũng chỉ biết cắt giảm sản xuất. Phải nhìn thị trường để sản xuất chứ không sản xuất ồ ạt như trước đây dẫn đến hàng hóa bị tồn kho nhiều”.

Cùng chung quan điểm với đại diện của ngành thép, ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho hay từ đầu năm đến nay doanh nghiệp xi măng khốn đốn vì thị trường nhà đất rơi vào trầm lắng.

“Tồn kho của doanh nghiệp hiện rất lớn. Nhiều doanh nghiệp hầu như không có lãi bởi phải giảm giá bán, thậm chí nhiều doanh nghiệp chịu lỗ. Nay giá điện tăng nữa, doanh nghiệp khó sống quá”, ông Thiện nói.

Khẳng định giá điện tăng sẽ tạo thêm khó khăn cho doanh nghiệp nhưng đại diện hai mặt hàng tiêu thụ nhiều điện là thép và xi măng đều khẳng định đây là chủ trương của Chính phủ nên hiệp hội sẽ không phàn nàn gì.

"Ngành điện cần đưa ra lập luận hợp lý để thuyết phục doanh nghiệp trong việc tăng giá điện. Ngoài ra có tăng là phải có giảm theo điều tiết, cung cầu của thị trường chứ không phải lúc nào cũng tăng giá", ông Đinh Huy Tam đặt vấn đề

Ở góc độ khác, ông Trương Minh Thiện, Giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt, lại không quá lo lắng khi giá điện tăng vì hoạt động sản xuất của công ty không tiêu hao nhiều điện.

Ông Thiện ước tính, với mức tăng 5% như công bố, một tháng Vĩnh Thành Đạt chỉ tốn thêm 5-10 triệu đồng tiền điện. Chi phí phát sinh này nhỏ so với sản lượng tiêu thụ vài chục triệu quả trứng mỗi tháng của Vĩnh Thành Đạt. 

Nguồn: thanhnien.com.vn