Thực phẩm chức năng tại Hà Nội

Những thông tin cơ bản về Tảo Xoắn Spirulina

   Tảo Spirulina là thực phẩm giàu Beta carotene. Với một phạm vi đầy đủ của 10 carotenoit pha trộn, vì vậy chúng hỗ trợ và điều phối tại các vị trí trên cơ thể và nâng cao sự bảo vệ chống ô xy hóa của cơ chế chúng ta. Tăng cường sinh lực cho cả nam lẫn nữ. Nó là một trong những thực phẩm chống lão hóa mạnh nhất có tác dụng hỗ trợ phòng và chống ung thư.

Ngoài ra, trong tảo còn có đầy đủ các vitamin cần thiết: A, B, C, B1, B2, B3, D,… Hàm lượng Beta carotene, Carotenoid cao, giàu các sắc tố, các hợp chất hữu cơ, các khoáng chất quan trọng, chứa nhiều axit amin không thể thay thế mà động vật không thể tổng hợp được.

1. Tảo chứa hàm lượng canxi cao kết hợp nhiều Niaxin (Vitamin B3)

   Tảo Spirulina chứa canxi cao gấp 26 lần sữa và hàm lượng niaxin và phosphorus cao. Tài liệu của femheath chứng minh spirulina giàu chất dinh dưỡng, canxium, dinh dưỡng,… vì vậy tảo là một thực phẩm lý tưởng chống loãng xương cho người cao tuổi, trẻ em bị còi xương, và đặc biệt cho phụ nữ. Với lượng canxi cao, hình thành từ thực vật dễ hấp thụ, dùng tảo thường xuyên làm cho da dẻ mịn màng. Tảo không chỉ là là thực phẩm chống loãng xương hữu hiệu mà còn là “mỹ phẩm” tuyệt vời đối với phụ nữ, có thể dùng ở cả 2 hình thức “trong uống ngoài xoa” (dùng bột tảo đắp mặt).

   Do có nhiều các Vitamin, đặc biệt là B3, B6, B12, tảo mang đến cho các bạn giấc ngủ lý tưởng, chống bệnh trầm cảm, rối loạn tinh thần mà phụ nữ hay mắc phải. Đó là điều giải thích vì sao khi ta mới dùng tảo có hiện tượng ngủ hơi nhiều, ăn khỏe hơn,… Nhưng bạn đừng lo việc ăn ngủ sẽ khiến bạn lên cân, chỉ sau một thời gian ngắn, việc dùng tảo đều đặn sẽ khiến bạn không còn cảm thấy thèm ăn và tinh thần cũng như sức chịu đựng tăng rõ rệt.

   Gần đây, một công trình nghiên cứu ở Ấn Độ đã chỉ rõ, vitamin B3 ngăn ngừa, kiểm soát sự tích đọng photphat trong máu, chống được căn bệnh động mạch vành,

2. Tảo đối với bệnh về xương khớp

   Trong tảo có chứa chất axit gamma linoleic GLA có tính kháng viêm cùng với các vitamin C, D, beta carotene chống ô xy hóa mạnh, vì vậy spirulina có tác dụng chữa các bệnh về xương khớp. Theo lời khuyên của ông bà Riplay Fox – những người đầu tiên giới thiệu spirulina vào Việt Nam, người thấp khớp nên dùng 10g tảo khô mỗi ngày

(trích TL: Người thấp khớp ăn gì).

3. Giảm cholesterol trong máu và giảm ung thư

   Tảo spirulina có thể thay thế một số loại thuốc hạn chế sự tăng cholesterol. Uống 1g (dưới dạng viên nén) mỗi ngày và kéo dài trong vòng 2 tháng sẽ có tác dụng làm giảm cholesterol LDL và trigliceride trong máu cao hơn so với công dụng của các loại thuốc thông thường (vtv.vn). Đồng thời với liều lượng như vậy cũng có tác dụng làm giảm tổn thương vòm họng đến 44% đối với những người nghiện thuốc lá (www.spirulina.com).

4. Tăng cường thể lực và giảm thiểu các bệnh về mắt cho trẻ

   Chỉ 1g mỗi ngày, sử dụng trong vòng 1 năm có tác dụng làm giảm rõ rệt các bệnh về mắt (www.spirulina.com).

   5. Tảo là thức ăn lý tưởng cho người mắc bệnh tiểu đường

   Do thành phần đạm thực vật cao kết hợp đầy đủ các khoáng chất, các vitamin quan trọng, axit amin không thể thay thế,… giúp cho bệnh nhân đái tháo đường trong chế độ ăn kiêng không bị thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu trong cơ thể, nâng cao thể trạng, tăng cường hệ thống miễn dịch, chống đỡ bệnh tật. Nhiều tài liệu nghiên cứu chỉ rõ, những bệnh nhân đái tháo đường dùng tảo thường xuyên ít bị xảy ra các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra.

6. Tảo spirulina là thực phẩm tốt cho những người làm việc trong hầm mỏ, các ngành luyện kim, các ngành công nghiệp hay tiếp xúc với các chất phóng xạ

   Vào năm 1944, Nga đã tặng bằng sáng chế giải thưởng về Tảo Spirulina. Coi tảo như một thức ăn y học làm giảm bớt bệnh dị ứng do phóng xạ gây ra. Với chứng minh đầy tính thuyết phục: 270 trẻ em bị nhiễm phóng xạ do sự cố nhà máy hạt nhân Chernoby được cho dùng 5gram/1ngày trong vòng 45 ngày, lượng phóng xạ được hạ thấp 50% và làm bình thường hóa những tính nhạy cảm do dị ứng bởi phóng xạ gây ra (www.spirulina.com).

   Với những thành phần cấu tạo đặc biệt về sự cân bằng kì diệu các thành phần dinh dưỡng. Tảo spirulina mang lại cho con người sức mạnh về trí lực, thể lực và vẻ đẹp cho các lứa tuồi, giới tính khi sử dụng thường xuyên.

7. Liếu lượng và cách dùng

   - Trẻ em trên 4 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên.

   - Người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 5 đến 10 viên

   ( Đối với những người có nhu cầu giảm béo: dùng 5 đến 10 viên/lần, dùng trước bữa ăn khoảng 1 - 2 tiếng. Có thể tăng liều lượng hơn do nhu cầu muốn giảm bớt các khẩu phần ăn khác. Đối với người bình thường cần nâng cao sức khỏe: dùng 5 -10 viên /ngày uống ngay sau bữa ăn. Đối với bệnh nhân kết hợp điều trị bệnh về mắt, tim, mạch, thấp khớp, tiểu đường: có thể dùng 5-10 viên/lần ngày 2 lần ).

* Nên uống nhiều nước khi dùng tảo để có tác dụng tốt hơn cho cơ thể.

8. LƯU Ý:

     Khi mới dùng tảo, ta có hiện tượng ngủ nhiều hơn và ăn khỏe hơn. Nhưng sau một thời gian, việc thèm ăn không còn nữa. Lý do là trong tảo có niacin (vitamin B3) là một chất chống rối loạn giấc ngủ rất tốt cùng với các loại vitamin B1, B6, B12,… kích thích tiêu hóa. Sau thời gian ngắn, các chất đạm trong tảo và các vi chất đầy đủ của tảo sẽ hạn chế sự thèm ăn.

 


Giới thiệu về Curcumin 

Ở Á Đông cách đây hàng ngàn năm, củ nghệ đã được sử dụng vừa là chất màu vừa là gia vị và vừa dùng bảo quản thức ăn thật phổ biến. Ngoài ra, cùng với tỏi, gừng, rau má…, củ nghệ còn là một trong những vị thuốc “cây nhà lá vườn” vô cùng tâm đắc.
Từ xưa ông bà ta đã biết sơ chế nghệ như dùng trong chữa trị các chứng viêm loét dạ dày, viêm gan, vàng da, thấp khớp, kinh nguyệt không đều, tích máu sau đẻ…; dùng ngoài để trị chấn thương tụ máu, mụn nhọt, ghẻ lở, giúp mau lành vết thương, đỡ sẹo.v.v…


1. HOẠT CHẤT TRONG CỦ NGHỆ:


Củ nghệ hàm chứa 2 nhóm hoạt chất chính:
* Tinh dầu: gồm các hoạt chất tiêu biểu như turmeron, ar-turmeron, turmeronol A, turmeronol B, zingiberen, sabinen, phellendren, cineol, borneol... Chính turmeron và ar-turmeron tạo nên mùi đặc trưng của nghệ.


* Hợp chất phenol màu vàng “curcuminoid” (thường được gọi là curcumin): gồm 3 hoạt chất, chủ yếu là curcumin và demethoxycurcumin (DMC), bisdemethoxycurcumin (BDMC). Tuy nhiên, trong quá trình tinh chế curcumin, người ta lại phát hiện một cách tình cờ một hoạt chất khác được đặt tên là cyclocurcumin.


Hơn nữa, ngoài tinh dầu và curcumin, trong khoảng một thập niên gần đây người ta còn khám phá thêm nhiều hoạt chất khác trong củ nghệ, điển hình như:


- Ba polysaccharid có tính acid, được đặt tên là các Ukon A, B vả C. Các Ukon này được cấu thành bởi L-arabinose, D-arabinose, D-galactose, D-glucose, L-rhamnose, acid D-galacturonic. Tiếp đó người ta lại phát hiện thêm một polysaccharid trung tính được đặt tên là Ukon D, được cấu thành bởi L-arabinose, D-galactose, D-glucose và D-manose.
- Một peptid tan trong nước là turmenin được cấu thành bởi các acid amin: acid aspartid, asparagin, arginin, glutamic, prolin, alanin, valin, phenylamin.v.v...


2. DƯỢC TÍNH CỦA CỦ NGHỆ VÀ CURCUMIN


Mặc dù năm 1910, curcumin đã được trích ly và xác định cấu trúc hóa học bởi Lampe nhưng mãi đến năm 1790, người ta mới bắt đầu nghiên cứu chuyên sâu về dược tính của curcumin. Hầu hết các dược tính của nghệ được ứng dụng trong dân gian đều đã được xác minh qua các thử nghiệm cận lâm sàng và lâm sàng. Mặt khác, một số tác dụng dược lý khác của nghệ và curcumin cũng được ghi nhận:


* Tác dụng chống viêm loét dạ dày: do làm tăng bài tiết chất nhớt mucin, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.


* Tác dụng gây hưng phấn và kích thích co bóp tử cung: nghệ có tác dụng như kích thích tố estrogen.


* Tác dụng giải độc gan và lọc máu: nghệ có tác dụng lợi mật và thông mật, làm giảm lượng enzim gan alamin aminotranspherase ALAT (SGPT) và aspartat aminotransferase ASAT (SGOT) trong máu.


* Tác dụng kháng sinh trên vi khuẩn gram dương (Staphylococcus aureus…) và vi khuẩn gram âm ( Samonella typhi…): tương tự như penicillin và streptomycin. Nghệ và curcumin còn ngăn chặn sự phát triển của vi trùng lao.


* Tác dụng kháng nấm, tiêu biểu như Trychophyton gypcum, Candida albicans…: nhất là Aspergillus parasiticus phóng thích Aflatoxin, tác nhân gây nhiễm độc gan thường xảy ra khi dùng thực phẩm đóng hộp.


* Tác dụng diệt ký sinh trùng: tiêu biểu như kí sinh trùng gây lỵ amib, nhất là trên các loại giun tròn (giun đũa, giun kim, giun chỉ…). Về tính diệt giun tròn của nghệ có một điều thật lý thú là bản thân 3 chất curcumin, DMC, BDMC không có tính diệt giun này và cyclocurcumin cũng vậy. Tính diệt giun tròn chỉ được ghi nhận khi sử dụng “curcuminoid” toàn phần, nghĩa là phải có sự phối hợp cả 4 chất trên. Từ đó người ta cho rằng giữa cyclocurcumin và curcumin DMC,BDMC có tác dụng sinh đồng vận trong chức năng diệt ký sinh trùng.


* Tác dụng làm giảm lượng mỡ triglycerid huyết cũng như cholesterol huyết toàn phần: đặc biệt về cholesterol toàn phần, curcumin làm tăng tỷ lệ hàm lương HDL (high density lipoprotein, đóng vai trò rất quan trọng trong bảo vệ tim mạch), phòng chống xơ vữa động mạch. Do chức năng chuyển hóa và phân hủy lượng mỡ dư thừa trong cơ thể của curcumin, người ta đã sử dụng curcumin để phụ trị các hội chứng béo phì do mỡ tích tụ thái quá trong mô tế bào.


* Tác dụng chống sinh huyết khối do ức chế enzim tiểu cầu cyclooxygenase và thromboxane B2: giúp ngăn ngừa đột qụy, nhồi máu cơ tim (tương tự như aspirin).


* Tác dụng kháng viêm: do ức chế enzim lypoxygenase và cyclooxygenase, giúp ngăn cản tiến quá trình phóng thích các chất gây viêm ( prostaglandin, thromboxan…) tương đương với cortison, phenybutazon… Curcumin được xem như một trong những chất kháng viêm tối ưu và không phản ứng phụ trong chữa trị các chứng viêm khớp.


* Tác dụng chống oxy hóa: do khử các gốc tự do, giúp phòng các bệnh tim mạch, lão hóa, tương tự như vitamin E, C, betacaroten. Curcumin còn là chất bảo quản, giống như các hóa chất BHT, BHA mà an toàn hơn. Từ đó, người ta có ý định thay thế dần BHT, BHA bằng curcumin trong công nghệ thực phẩm.


* Tác dụng phòng chống ung thư:


- Bổ sung 1% bột nghệ vào khẩu phần ăn mỗi ngày, có khả năng ức chế sự phát triển của khối u dạ dày, khối u vú gây bởi benzopyren trên chuột nhắt.
- Bổ sung 0,2% curcumin vào khẩu phần ăn mỗi ngày, có khả năng ngăn chận ung thư đại tràng gây ra bởi azo xymethan trên chuột.
- Thoa thuốc mỡ 5% curcumin lên vết thương ung thư da của 62 bệnh nhân, có tác dụng làm giảm ngứa đau 50%, giảm rỉ nước 70% và giảm mùi hôi thối hơn 90% trường hợp.
- Cho 100 bệnh nhân bị ung thư miệng uống 500mg curcumin 3 lần mỗi ngày trong vòng 30 ngày. Đa số bệnh nhân đều thuyên giảm rõ rệt sau 15 ngày và tiến triển ngày càng khả quan sau 30 ngày điều trị.


* Tác dụng phòng chống HIV/AIDS:


- Năm 1994, Hội thảo về AIDS tại San Francisco (Mỹ) đã báo cáo về kết quả điểu trị của curcumin trên 18 bệnh nhân bị nhiễm HIV. Cho các bệnh nhân trên uống curcumin với liều lượng 2000mg mỗi ngày trong vòng 127 ngày. Trước và sau khi điều trị, người ta đo lượng thực bào T bao gồm CD-4 (T-helper) và CD-8 (T-suppressor) và ghi nhận được kết quả thật phấn khởi: CD-4 tăng từ 5 lên 615 tế bào/ml máu và CD-8 tăng từ 283 lên 1467 tế bào/ml máu.
- Người ta cho rằng curcumin có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch do tác động ức chế của curcumin trên enzim HIV-type 1 entegrase.
- Curcumin còn có khả năng ức chế sự phóng thích các cytokin, tác nhân độc hại tham gia quá trình gây nhiễm HIV.


Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :


CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU

Địa chỉ: 42C Trần Hưng Đạo - Hàng Bài - Hoàn Kiếm - Hà Nội

Tel: 04 39 388 691/ 098 498 58 57 / E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.


Tag: thuc pham chuc nang, thuc pham chuc nang tai ha noi, thuc pham, curcuminSpirulina, tao Spirulina